Liệu tiết kiệm có phải là mục tiêu ?
Trích đoạn: heosua
Bác Gps là giáo viên toán phải không ạh? lâu rồi em mới được tiếp xúc lại với toán!!
[&o]
Hi vọng rằng lần tiếp xúc lại với tóan này không quá nhàm chán. Em vốn lười nên trong các môn học ở trường thì môn môn tóan là em có cảm tình nhất. Bởi vì môn tóan không phải gạo bài, môn tóan có các công thức ngắn gọn và cân đối, các chứng minh rõ ràng và trong sáng.
Trở lại với
Sao lại tròn, nhiều bác có cho rằng, tròn là tiết kiệm. Trong các bài viết trước, em cũng đã trình bày những cố gắng chứng minh bằng tóan học rằng tròn là tiết kiệm. Tuy nhiên, em xin được hỏi, liệu tiết kiệm có phải là tiêu chí hàng đầu trong việc thiết kế bao bì hay không ? Bởi vì, suy cho cùng, cái thùng phi, hay lon sữa , hộp thịt, cá vv... cũng chỉ là cái bao bì cho sản phẩm mà thôi. Ở đây xin giới hạn trong bao bì kim loại, có hình (lăng) trụ.
Hấp dẫn khách hàng
Cái thủa xa xưa, cái thời hoàng kim của các kỹ sư đã trôi vào dĩ vãng. Ngày nay, khi nói tới designer - nhà thiết kế, người ta nghĩ đến các nhà tạo mẫu thời trang, tạo mẫu bao bì sao cho đẹp, sao cho bắt mắt để bán được nhiều hàng, chứ hổng phải mấy ông kỹ sư chán ngắt với các công thức. Dù rằng tiết kiệm chi phí cũng là một tiêu chí quan trọng, nhưng bán được nhiều hàng còn quan trọng hơn. Thưa các bác, tiết kiệm nguyên vật liệu có lẽ là tiêu chí cuối cùng trong một loạt các tiêu chí mà nhà thiết kế bao bì phải đạt được. Phòng tiếp thị và nghiên cứu thị trường có lẽ có nhiều input vào cái hình dáng cái thùng, cái lon hơn là phòng kỹ thuật.
Sau khi ra trường với mảnh bằng kỹ sư, em cay đắng nhận ra rằng mình đã chọn sai nghề. Trong một công ty thì nhân viên các phòng ban liên quan tới mua bán tiền bạc thường lãnh lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Một nhân viên bán hàng dù chỉ học xong 12 nhưng vẫn lãnh lương cao hơn anh kỹ sư dùi mài thêm 4-5 năm đại học.
Công năng
Bao bì được thiết kế ra phải bảo đảm cái công năng là chứa đựng và bảo vệ cái sản phẩm bên trong, có hình dáng thích hợp với sản phẩm.
Lịch sử
Em xin lấy ví dụ, cái thùng nhiên liệu 200 lít mà bác Đè nêu ra trong câu hỏi ban đầu. Ngày xưa, trước khi có thùng kim loại người ta làm thùng bằng gỗ. Các thùng gỗ nay vẫn được sử dụng nhiều để làm mắm vì không sợ gỉ sét. Mấy cái thùng này có đai bằng mây chung quanh, sau này còn có đai kim loại. Mấy cái thùng này thì hổng làm hình gì khác hình có tiết diện tròn được rồi. Minh họa cái hình.
Khi công nghiệp phát triển, người ta dùng thay gỗ bằng kim loại thì hình dáng và kích thước cũng tương tự. Đặc biệt khi công nghiệp dầu khí phát triển thì người ta mới tiêu chuẩn hóa kích thước thùng dầu
Tiết kiệm nguyên vật liệu
Có lẽ lon đựng sữa đặc có đường là một trong những loại bao bì được các kỹ sư thiết kế trong thời hoàng kim của mình, có chiều cao bằng đường kính, thực sự là loại bao bì tiết kiệm nguyên vật liệu nhất trong các hình trụ và lăng trụ có cùng thể tích. Thiết kế của lon sữa sống sót qua nhiều năm mà không có thay đổi nào đáng kể, có lẽ các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng trong trường hợp này, nên nhấn mạnh đến chất lượng sữa hơn là hình dáng bao bì. (Suy nghĩ này có lẽ do ảnh hưởng của sữa tươi)
Kết luận: tròn đúng là tiết kiệm nhất trong các hình lăng trụ có cùng thể tích, nhưng không phải là nguyên nhân chính hay tiêu chí hàng đầu trong việc thiết kế bản thân cái thùng.