Hạng B2
16/7/12
359
274
63
58
Cái này em hỏi riêng bác chủ nhé: Khi bác về nhà, xuống dốc cầu Kinh, bác quẹo trái cán qua 2 vạch liền hay lên tới ngã tư mới quẹo? Em vẫn quẹo trái cán 2 vạch liền mà thỉnh thoảng cũng thấy chột dạ.
 
  • Like
Reactions: Mr Fil
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Căn cứ vào thực trạng và yêu cầu quản lý, GTCC sẽ kẻ vạch kẻ đường, lắp biển báo như thế nào cho phù hợp với từng con đường. Tất nhiên không phải tất cả đều là hợp lý với mọi người, có thể hợp lý với GTCC nhưng không hợp lý với người dân sống tại khu vực đó, hay có thể hợp lý với nhiều người nhưng không hợp lý với một số người.
Ở trong thớt này bác chỉ hỏi về luật, còn nếu hỏi tính hợp lý của việc kẻ đường, lắp biển báo thì là vấn đề khác.
Trong câu cuối của bác cũng đã có câu trả lời rồi. Với tình huống cụ thể chủ đề 2 như bác nêu thì :
- Mọi người tại khu vực đó có thể đóng góp ý kiến với GTCC để kẻ lại vạch phân đường, thay đổi biển báo.
- Nếu như vì lý do an toàn GT, cấu trúc đường GT, ... bên GTCC cần thiết phải thực hiện như hiện tại (đa số người tại khu vực đều chấp nhận những yếu tố này) thì người lưu thông tại khu vực này phải chấp hành.
Cách vào nhà hiện nay với hiện trạng như bác nêu :
- Vi phạm luật để vào nhà (bị phạt nếu bị lập biên bản).
- Gửi xe ôtô chổ khác, đi xe máy về nhà.[/QUOTE]

Vậy xin bác giải thích giúp tính hợp lý và lợi ích của việc vừa kẽ vạch liền vừa cấm ô tô 1 làn trên 1 số tuyến đương như trên.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
@ Bác ntt61 : để giải thích cho rõ ràng thì phức tạp lắm bác à, em chì xin mạn phép vài ý như thế này :
* Đối với GTCC họ có thể cho với hiện trạng như vậy là hợp lý và lợi ích với các yếu tố sau :
- Hợp lý để thực hiện chức năng quản lý GT : là 1 trong những cách thức phù hợp với cấu trúc đường GT tại khu vực đó (đường cong, đường hẹp, ...), là biện pháp hạn chế sự xung đột - giao cắt của chiều phương tiện lưu thông trên đoạn đường này, là biện pháp hạn chế loại phương tiện khi vào khu vực này.. đã được pháp luật quy định.
- Lợi ích :
+ Đã thể hiện được chức năng của mình.
+ Hạn chế sự xung đột chiều phương tiện lưu thông sẽ dẫn đến hạn chế phát sinh tai nạn, tạo cho các chiều lưu thông được liên tục và tránh được ùn tắc GT.
+ Không thấy ý kiến phản đối, phản hồi.
+ Là 1 trong những cơ sở pháp lý để xác định lỗi khi có tai nạn, vi phạm xảy ra.
+ Riêng đối với 1 chiều ôtô thì phải xét thêm yếu tố : mật độ xe lưu thông tại khu vực này (tại đoạn đường này, tại các giao lộ với đoạn đường này), diện tích mặt đường có đáp ứng cho 2 chiều ôtô hay không, ... -> vì vậy cấm 1 chiều mà đảm bảo an toàn GT, lưu thông thông suốt, không ùn tắc là có lợi ích.
* Đối với người dân, cơ quan tại khu vực đó : có phù hợp, có lợi ích hay không phải xét đến quyền lợi của họ.
- Nếu là người dân, cơ quan không có ôtô (hoặc có nhưng không để ở nhà, trụ sở), không kinh doanh buôn bán hay là người dân, cơ quan có ôtô để ở nhà hay trụ sở, có kinh doanh buôn bán nhưng ở bên phải đoạn đường này thì việc thực hiện như vậy họ vẫn được lưu thông, kinh doanh bình thường và tất nhiên họ cũng không phải thấy những khả năng tai nạn xảy ra, không phải thấy ùn tắc kẹt xe trước nhà, trụ sở của họ, ...-> đây là lợi ích, phù hợp đối với họ, họ không thấy gì không phù hợp, bất hợp lý cả.
- Nếu người dân, cơ quan có ôtô để ở nhà hay trụ sở, kinh doanh buôn bán trên đoạn đường này (bên trái đường) thì việc thực hiện như vậy chắc chắn sẽ không thuận lợi về mặt nào đó như : xe ôtô ra vào, lên xuống hàng hóa, ... nhưng họ vẫn thấy được mục đích chính của việc sử dụng vạch kẻ đường và phân chiều lưu thông này -> vừa không phù hợp vừa phù hợp .

Như vậy bác có thể thấy việc đáp ứng được tất cả các quyền lợi của các đối tượng trong cùng 1 vấn đề là rất khó, cái chính là ai là người có quyền quyết định, hy sinh quyền lợi nào để bảo vệ quyền lợi nào, ... là nội dung mà em, bác Fill, các bác oser khác thảo luận vừa qua.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: HanChauBaby
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Cái này em hỏi riêng bác chủ nhé: Khi bác về nhà, xuống dốc cầu Kinh, bác quẹo trái cán qua 2 vạch liền hay lên tới ngã tư mới quẹo? Em vẫn quẹo trái cán 2 vạch liền mà thỉnh thoảng cũng thấy chột dạ.
Em đã 1 lần quẹo trái để về nhà và trả giá khá đắt đó là thằng say rượu chả biết từ đâu chui ra phi thẳng vào giữa xe em
Hậu quả : Banh chành cái xe gắn máy thành 2 khúc ( rụng bánh trước ra ngoài do gãy cổ phuộc). Xe em là Captiva thì thụng cái cửa sau bên phụ, văng mất cái bệ bước
May quá nó....không tèo
Lần sau, không quẹo nữa nhưng lâu lâu vắng xe thì cũng ......lén lén
 
  • Like
Reactions: DHL442
Hạng D
3/5/13
1.230
348
83
Em mạn phép đề cập tới cụm từ "tính hợp lý và lợi ích" với ví dụ: trước đây ngay đầu hầm Thủ Thiêm phía Quận 1. Khi mới khánh thành thì GTCC vẽ tiểu đảo (vạch sọc) rất dài ngay lối xe ra và xe vào hầm. Chính vạch kẽ quá dài này đã làm tốn rất nhiều tiền của các bác tài chạy từ hầm ra (lane bên trái) muốn rẽ phải vào Phó Đức Chính hoặc từ trên cầu Calmet rẽ xuống hầm thì dính lỗi đè lên vạch sọc này. CSGT xem đó là cái bẫy để phạt các bác tài. Vậy thử hỏi tính hợp lý và lợi ích ở đâu?
 
  • Like
Reactions: Mr Fil
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
@ Bác ntt61 : để giải thích cho rõ ràng thì phức tạp lắm bác à, em chì xin mạn phép vài ý như thế này :
* Đối với GTCC họ có thể cho với hiện trạng như vậy là hợp lý và lợi ích với các yếu tố sau :
- Hợp lý để thực hiện chức năng quản lý GT : là 1 trong những cách thức phù hợp với cấu trúc đường GT tại khu vực đó (đường cong, đường hẹp, ...), là biện pháp hạn chế sự xung đột - giao cắt của chiều phương tiện lưu thông trên đoạn đường này, là biện pháp hạn chế loại phương tiện khi vào khu vực này.. đã được pháp luật quy định.
- Lợi ích :
+ Đã thể hiện được chức năng của mình.
+ Hạn chế sự xung đột chiều phương tiện lưu thông sẽ dẫn đến hạn chế phát sinh tai nạn, tạo cho các chiều lưu thông được liên tục và tránh được ùn tắc GT.
+ Không thấy ý kiến phản đối, phản hồi.
+ Là 1 trong những cơ sở pháp lý để xác định lỗi khi có tai nạn, vi phạm xảy ra.
+ Riêng đối với 1 chiều ôtô thì phải xét thêm yếu tố : mật độ xe lưu thông tại khu vực này (tại đoạn đường này, tại các giao lộ với đoạn đường này), diện tích mặt đường có đáp ứng cho 2 chiều ôtô hay không, ... -> vì vậy cấm 1 chiều mà đảm bảo an toàn GT, lưu thông thông suốt, không ùn tắc là có lợi ích.
* Đối với người dân, cơ quan tại khu vực đó : có phù hợp, có lợi ích hay không phải xét đến quyền lợi của họ.
- Nếu là người dân, cơ quan không có ôtô (hoặc có nhưng không để ở nhà, trụ sở), không kinh doanh buôn bán hay là người dân, cơ quan có ôtô để ở nhà hay trụ sở, có kinh doanh buôn bán nhưng ở bên phải đoạn đường này thì việc thực hiện như vậy họ vẫn được lưu thông, kinh doanh bình thường và tất nhiên họ cũng không phải thấy những khả năng tai nạn xảy ra, không phải thấy ùn tắc kẹt xe trước nhà, trụ sở của họ, ...-> đây là lợi ích, phù hợp đối với họ, họ không thấy gì không phù hợp, bất hợp lý cả.
- Nếu người dân, cơ quan có ôtô để ở nhà hay trụ sở, kinh doanh buôn bán trên đoạn đường này (bên trái đường) thì việc thực hiện như vậy chắc chắn sẽ không thuận lợi về mặt nào đó như : xe ôtô ra vào, lên xuống hàng hóa, ... nhưng họ vẫn thấy được mục đích chính của việc sử dụng vạch kẻ đường và phân chiều lưu thông này -> vừa không phù hợp vừa phù hợp .

Như vậy bác có thể thấy việc đáp ứng được tất cả các quyền lợi của các đối tượng trong cùng 1 vấn đề là rất khó, cái chính là ai là người có quyền quyết định, hy sinh quyền lợi nào để bảo vệ quyền lợi nào, ... là nội dung mà em, bác Fill, các bác oser khác thảo luận vừa qua.
Cảm ơn bác đã tận tình giải thích.
Ở đây, việc vừa kẽ vạch liền vừa cấm ô tô lưu thông 1 chiều sẽ gây xung đột lợi ích của dân sống bên chiều bị cấm ô tô. Họ có nhà tại khu đó, họ có quyền có ô tô hợp pháp thế mà họ lại mất quyền lưu giữ xe của mình tại chính nhà mình, họ ko thể chạy xe ra vào nhà như các nhà bt khác. Chắc chắc họ bức xúc, nhưng trong số họ ko phải ai cũng biết phản ảnh ý kiến lên cơ quan có thẩm quyền. Đường hẹp có thể phân 1 chiều cấm ô tô, nhưng nên kẽ vạch đứt thì đỡ xung đột hơn.
 
  • Like
Reactions: tktung and Mr Fil
Hạng D
10/9/08
2.889
6.199
113
[QUOTE="Mr Fil]Hình 1 : Cái này nói lên điều gì???
eb7Bien-bao.jpg

Hình 2[/QUOTE]
Viết sai tên phải ko bác?
 
Hạng D
3/5/13
1.230
348
83
Chiều qua GT lượn khu Q1 quá chừng, em chứng kiến 1 chiếc K3 chạy từ Kumho qua vạch liền để quay đầu về Diamond. Một vài bác đậu xe ngay Vincom (đường Lý Tự Trọng) cũng bị hỏi thăm vì đoạn này có biển cấm đỗ, cấm dừng.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Chủ đề thứ 3 : Chấp hành theo biển báo hay theo mũi tên dưới đường
Đây là chủ đề bình thường trong muôn vàn cái tầm thường dẫn đến những sự việc ....bình thường như cân đường hộp sữa.
Ở 1 topic khác. 1 Bác đang thắc mắc cái tầm thường này nhưng mình vẫn mở tiếp để cùng thảo luận xem cái nào đúng cái nào sai
Từ xa. Nó có cái bảng chỉ dẫn như thế này ( chụp bằng liện thọi Tung cẩu nên hơi chán)
THẢO LUẬN - Luật và các vấn đề nhạy cảm trên đường

Dưới đường, mũi tên phân làn rất hoành tráng
THẢO LUẬN - Luật và các vấn đề nhạy cảm trên đường

Gần tới nơi thì thấy cái bảng rất khiêm tốn. Có vẻ như thừa vì trước đèn đỏ, hay tiểu đảo có nhánh rẽ thì được phép quẹo khỏi cần chỉ dẫn
THẢO LUẬN - Luật và các vấn đề nhạy cảm trên đường

Nếu Đâm đầu vào đây, thì chắc chắn là bị lừa tình rồi. Và bên kia là chướng ngại vật mà khó ai có thể leo qua mà không tốn cân đường hộp sữa vì bị cho rằng - đi vào làn quay đầu nhưng lại...quẹo trái

THẢO LUẬN - Luật và các vấn đề nhạy cảm trên đường

Ông nào nhanh chân quánh lái ra làn kế bên ư. Cái sọc liền kia là cái thòng lọng xiết phát chết ngay

Mũi tên oan nghiệt, chả biết quay đầu hay quẹo trái
THẢO LUẬN - Luật và các vấn đề nhạy cảm trên đường

Đập vào mặt tất cả những ai điều khiển phương tiện là cái bảng này
THẢO LUẬN - Luật và các vấn đề nhạy cảm trên đường

Vậy. Chấp hành theo biển chỉ dẫn hay theo mũi tên dưới đường???