- Tags
- đèo prenn
Vậy hướng xử lý của bác trong trường hợp này như thế nào? Điều kiện không làm tăng mức đầu tư, đã có sẵn ảnh bác chỉ cần vẽ dãy trụ mới theo hiện trạng cho mấy anh thiết kế thọ giáoEm làm nghề xây dựng và em có ý kiến như vầy:
1. Thiết kế này không an toàn. Chắc chắn đây là lỗi thiết kế không phù hợp.
2. Chắc chắn sẽ có xe hơi hư hỏng nặng do va đập vào cục bê tông này khi có sự cố. Còn xe máy nếu có sự cố lao vào thì còn tan nát hơn.
3. Nếu tiếp tục sử dung mấy trụ này thì chắc chắc sẽ có tai nạn chết người do va đập vào. Nếu không có mấy cục bê tông lồi này thì có tại nạn xác suất chết người sẽ thấp hơn nhiều.
4. Tạm thời phải cho sơn phản quang ngay để cảnh báo. Sau đó nên đập bỏ hết mấy cục này mà tìm giải pháp khác càng nhanh càng tốt.
Làm sai thì tự bỏ tiền túi ra mà đền bác ơi. Đòi hỏi chi ác nhơn vậy ...Vậy hướng xử lý của bác trong trường hợp này như thế nào? Điều kiện không làm tăng mức đầu tư, đã có sẵn ảnh bác chỉ cần vẽ dãy trụ mới theo hiện trạng cho mấy anh thiết kế thọ giáo
Nếu cán bộ sai mà cứ đòi, một là làm sao để không phát sinh chi phí đầu tư nhưng vẫn khắc phục được, hoặc hai là cứ để vậy rồi xã hội ráng chịu .. thì có mà loạn à ... Giải pháp thì xem những công trình đã tồn tại mà họ không gặp vấn đề tương tự ấy. Muốn thì người ta tìm cách, còn không muốn thì sẽ tìm lý do.
Vì với em thấy họ làm vậy là hợp lý trong điều kiện thực địa và chi phí đầu tư rồi, nếu xét về an toàn thì VN mình còn phải đầu tư chi phí nhiều lắm. Ví dụ như hệ thống hộ lan xoay ở Hàn Quốc thì dùng nhựa trong đó đựng đầy nước chi phí cao nhưng ở VN chỉ có thể chế lại bằng lốp xe đã qua xử dụng nhưng tính khả thi vẫn cao. Nói chung là người VN mình vẫn hay chê trước nhưng khi hỏi có ý kiến đóng góp gì không lại ậm ừ không trả lời đượcLàm sai thì tự bỏ tiền túi ra mà đền bác ơi. Đòi hỏi chi ác nhơn vậy ...
Nếu cán bộ sai mà cứ đòi, một là làm sao để không phát sinh chi phí đầu tư nhưng vẫn khắc phục được, hoặc hai là cứ để vậy rồi xã hội ráng chịu .. thì có mà loạn à ... Giải pháp thì xem những công trình đã tồn tại mà họ không gặp vấn đề tương tự ấy. Muốn thì người ta tìm cách, còn không muốn thì sẽ tìm lý do.
Gì ra đó chứ bác, cái gì nó lỡ rồi thì khác, còn chuyện làm bục cho đèn đường này đã có case study từ nhiều công trình khác rồi nhưng ở đây lại không chịu rút kinh nghiệm. Có những cách như làm cái bục hình tròn/hình cầu, hoặc nâng độ cao cái bục lên (nhờ đó giảm luôn chiều cao trụ đèn), hoặc làm bệ đỡ âm vào taluy ...Vì với em thấy họ làm vậy là hợp lý trong điều kiện thực địa và chi phí đầu tư rồi, nếu xét về an toàn thì VN mình còn phải đầu tư chi phí nhiều lắm. Ví dụ như hệ thống hộ lan xoay ở Hàn Quốc thì dùng nhựa trong đó đựng đầy nước chi phí cao nhưng ở VN chỉ có thể chế lại bằng lốp xe đã qua xử dụng nhưng tính khả thi vẫn cao. Nói chung là người VN mình vẫn hay chê trước nhưng khi hỏi có ý kiến đóng góp gì không lại ậm ừ không trả lời được
Phải luôn tìm cách cải tiến mọi thứ sao cho phù hợp nhất. Chứ cứ khư khư kiểu "như vậy là được rồi" thì khó phát triển. Chưa nói làm như trên là tư duy còn hơi cẩu thả, thiếu nhìn nhận các vấn đề liên quan ... Nôm na là đáng lẽ họ có thể làm tốt hơn nếu suy nghĩ cẩn thận hơn (chứ chưa chắc đã tốn chi phí cao hơn như bác đang nghĩ).
Chê vì cảm thấy thiếu an toàn thì phải chê chứ bạn. Còn nếu thấy an toàn thì để mấy bác nào thiết kế đứng ra giải thích, còn không giải thích được có an toàn hay không thì làm lại. Bức tranh đẹp là vậy, còn thực tế thì tùy, dân thì cho sao xài vậy thôi mà.Vì với em thấy họ làm vậy là hợp lý trong điều kiện thực địa và chi phí đầu tư rồi, nếu xét về an toàn thì VN mình còn phải đầu tư chi phí nhiều lắm. Ví dụ như hệ thống hộ lan xoay ở Hàn Quốc thì dùng nhựa trong đó đựng đầy nước chi phí cao nhưng ở VN chỉ có thể chế lại bằng lốp xe đã qua xử dụng nhưng tính khả thi vẫn cao. Nói chung là người VN mình vẫn hay chê trước nhưng khi hỏi có ý kiến đóng góp gì không lại ậm ừ không trả lời được
Thấy bạn nói là hợp lý trong điều kiện chi phí đầu tư, vậy chi phí này bạn biết là bao nhiêu, và vì sao lại chọn giải pháp này mà không chọn giải pháp khác an toàn hơn? Nếu an toàn hơn thì chi phí phát sinh thêm là bao nhiêu, giải pháp là gì? Mình thấy giải pháp là đào âm vô ta luy, 1 phần hoặc toàn bộ phần lồi ra là an toàn, có thể giải pháp này thực hiện được hoặc không, nhưng tối thiểu khi làm nên nghĩ đến xã hội, đến an toàn người dân chứ.
Đầu tư nhiều chi phí nhưng an toàn thì dân ủng hộ, chứ việc lý do là chi phí rồi làm không an toàn thì vô nghĩa thôi bạn.
Thiết kế công trình công cộng không phải muốn làm sao thì làm, phải tuân theo quy chuẩn cấp NN hay chí ít là qc của địa phương ban hành. Vậy mấy a làm bên xd, công trình xem mấy cái qui chuẩn liên quan xem, có qui định về thiết kế chiếu sáng cho đoạn đường có mái taluy sát đường không? Chứ để ae cứ bàn theo cảm tính vừa mất thì giờ vừa tốn tài nguyên của dđ.
Em chỉ chia sẻ góc nhìn của người làm nghề cũng như góc nhìn của người dân sử dụng một sản phẩm mà rủi ro cao thôi ạ. Em không có quyền hạn cũng như năng lực hay trách nhiệm gì liên quan để giải quyết hay hướng dẫn nên không cần thọ giáo đâu ạ. Chỉ cần làm có tư duy chứ đừng làm cho xong, đừng làm như máy là sản phẩm nó cũng nhân văn hơn nhiều.Vậy hướng xử lý của bác trong trường hợp này như thế nào? Điều kiện không làm tăng mức đầu tư, đã có sẵn ảnh bác chỉ cần vẽ dãy trụ mới theo hiện trạng cho mấy anh thiết kế thọ giáo
Còn về giải pháp em nghĩ chẳng có sai sót nào phải sửa chữa mà không tốn chi phí cả. Và trách nhiệm về chi phí ai chịu là khá rõ ràng.
Về chuyên môn thì như nhiều bác trong đây ý kiến rồi, đưa cao lên 4m hoặc lên đỉnh đường chắn luôn đều là giải pháp an toàn dù có phát sinh chi phí gia cường thêm thép do càng lên cao thì thép trong tường chắn sẽ chủ yếu cấu tạo. Tuy nhiên sẽ khó khi bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện, nhưng dùng xe nâng dạng cần khi bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện là ổn.